Thông tin liên hệ
Hành vi gian lận trong đấu giá tài sản được hiểu là việc các tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi nhằm trục lợi, thông đồng, móc nối với người khác, gây cản trở, khó khăn cho quá trình đấu giá, làm mất tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu giá tài sản.
Theo quy định tại Điều 9, Luật Đấu giá tài sản 2016, quy định về các hành vi gian lận trong đấu giá tài sản bị pháp luật cấm như sau:
Nghiêm cấm đấu giá viên tham gia đấu giá tài sản thực hiện các hành vi như sau:
Nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các hành vi sau đây:
Nghiêm cấm Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện các hành vi sau đây:
Nghiêm cấm người có tài sản đấu giá thực hiện các hành vi sau đây:
Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thực hiện các hành vi sau đây:
Vậy, khi phát hiện các hành vi vi phạm được nêu ở trên, người vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi tiếp nội dung dưới đây của DauGia.Net!
Những cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá tài sản nếu vi phạm một trong các hành vi được nêu ra ở mục trên sẽ có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ nặng nhẹ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điều 218, Bộ Luật Hình sự 2015, các trường hợp gian lận trong đấu giá tài sản bị xử lý như sau:
Điều 218. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá;b) Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản;c) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Có tổ chức;b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;c) Gây thiệt hại cho người khác 300.000.000 đồng trở lên;d) Phạm tội 02 lần trở lên;đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tác giả: Hồ Thị Hoa Phượng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Người ta không thể sống thiếu kỷ niệm nhưng cũng không thể chỉ sống bằng kỷ niệm. "
Khuyết Danh
Sự kiện ngoài nước: Lịch sử phát triển nhân loại lấy làm hổ thẹn khi trên thế giới vǎn minh còn tồn tại chế độ phân biệt chủng tộc. Một dạng nguy hiểm của tệ phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa Xiôn - chủ nghĩa Apácthai. Đồng thời đây cũng là nguồn gốc đau thương hàng trǎm nǎm mà người da đen Châu Phi phải gánh chịu. Chế độ sử dụng người da đen Châu Phi làm nô lệ ra đời sau khi người ta thực hiện khai thác Tân thế giới (châu Phi). Trước sức phát triển của chế độ loài người, trước xu thế tiến bộ chiến thắng chủ nghĩa phát xít, đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã ra quyết định nhằm thủ tiêu tư tưởng phản khoa học, phản động và các chính sách ô nhục này. Hàng nǎm cứ đến ngày 21-3 nhân loại tiến bộ lấy làm ngày quốc tế chống phân biệt chủng tộc.