Thông tin liên hệ
Được quy định tại Khoản 1, Điều 4, Luật Đấu giá tài sản 2016, các tài sản phải được bán thông qua đấu giá bao gồm:
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:……đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;…….
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 53, Luật Đấu giá tài sản 2016 thì đấu giá tài sản là tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính được thực hiện theo thủ tục rút gọn. Cụ thể:
"Điều 53. Đấu giá theo thủ tục rút gọn1. Tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận thực hiện việc đấu giá theo thủ tục rút gọn trong các trường hợp sau đây:a) Đấu giá tài sản thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu mà giá khởi điểm của tất cả tài sản đấu giá trong một cuộc đấu giá dưới năm mươi triệu đồng;b) Đấu giá lại trong trường hợp đã đấu giá lần thứ hai nhưng vẫn không thành;c) Đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này trong trường hợp lựa chọn trình tự, thủ tục rút gọn...."
Như vậy, tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ được đấu giá theo thủ tục rút gọn trong trường hợp giá khởi điểm của tất cả tài sản đấu giá trong một cuộc đấu giá dưới 50 triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 52 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì:
“1. Các trường hợp đấu giá không thành bao gồm:a) Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;b) Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;c) Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;d) Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;đ) Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này mà không có người trả giá tiếp;e) Trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này;g) Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 59 của Luật này.2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc đấu giá không thành, tổ chức đấu giá tài sản trả lại tài sản, giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Việc xử lý tài sản đấu giá không thành được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc đấu giá lại theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản.”
Tác giả: Hồ Thị Hoa Phượng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Nếu tất cả bạn bè tôi định nhảy xuống cầu, tôi sẽ không nhảy theo họ; tôi sẽ ở chân cầu để đỡ họ. "
Khuyết Danh
Sự kiện trong nước: Ngày 21-3-1975, quân đội ta mở đầu chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Trước nguy cơ bị tiêu diệt để ngǎn chặn cuộc tiến công của ta, địch gấp rút điều chỉnh thế bố trí lực lượng, thực hiện ý đồ co cụm chiến lược. Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 3, chúng đưa 2 lữ đoàn (369 và 258), sư đoàn lính thuỷ đánh bộ từ Trị Thiên vào Quảng Đà, thay cho 2 lữ đoàn dù (1 và 30 rút vào Sài Gòn). Những ngày sau đó, do sức ép ngày càng tǎng của ta, địch rục rịch rút bỏ Huế, âm mưu đưa lực lượng về giữ Đà Nẵng. Bám sát tình hình, chủ động mở rộng tiến công, quân đoàn 2 và các đơn vị thuộc 2 quân khu 5 và Trị Thiên đã nhanh chóng kiên quyết chuyển từ thế tiếp xúc với hệ thống phòng ngự của địch sang thế bao vây, chia cắt, làm rối loạn đội hình địch, chặn đường rút chạy và tiêu diệt chúng.