Thông tin liên hệ
Đấu giá tài sản là hình thức đấu giá giữa nhiều người mua về một hoặc một số tài sản nhất định. Người có quyền mua tài sản đấu giá là người trả giá công khai cao nhất. Đấu giá tài sản có thể là bắt buộc theo quy định của Luật pháp hoặc có thể tự nguyện theo nhu cầu của chủ sở hữu. Người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc là thông qua người bán đấu giá.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 38, Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì:
4. Những người sau đây không được đăng ký tham gia đấu giá:a) Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;b) Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;c) Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;d) Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm c khoản này;đ) Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.
2. Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:a) Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;b) Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;c) Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;d) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;đ) Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;e) Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;g) Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;h) Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;i) Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.
Điều 36. Xem tài sản đấu giá1. Kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến ngày mở cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cho người tham gia đấu giá được trực tiếp xem tài sản hoặc mẫu tài sản trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày. Trên tài sản hoặc mẫu tài sản phải ghi rõ tên của người có tài sản đấu giá và thông tin về tài sản đó.2. Kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến ngày mở cuộc đấu giá, đối với tài sản đấu giá là quyền tài sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cho người tham gia đấu giá được xem giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày.Điều 37. Địa điểm đấu giáCuộc đấu giá được tổ chức tại trụ sở của tổ chức đấu giá tài sản, nơi có tài sản đấu giá hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Căn cứ theo Điều 8, Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định về giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá như sau:
Điều 8. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá1. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm:a) Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;b) Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;c) Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.2. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:a) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;b) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.3. Tài sản đấu giá được giám định theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người tham gia đấu giá và được sự đồng ý của người có tài sản đấu giá. Trình tự, thủ tục giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với tài sản đó. Trong trường hợp giám định theo yêu cầu thì người yêu cầu thanh toán chi phí giám định.
Tác giả: Hồ Thị Hoa Phượng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Có rất nhiều người mà tôi khâm phục, noi gương, và thậm chí xây dựng một số phần của cuộc đời tôi theo họ. Tôi học cách họ làm việc, và rồi tôi trải qua một giai đoạn “thử khoác lên” lối suy nghĩ và hành vi của họ. Sau một thời gian, những điều không cần thiết ở tôi biến mất trong khi những điều hữu ích ở lại. "
Jack Canfield
Sự kiện trong nước: Nguyễn Thái Bình sinh nǎm 1948 ở tỉnh Long An. Do thông minh, học giỏi, nǎm 1966, sau khi đỗ tú tài, anh được sang học tập ở Mỹ. Trong thời gian ở Mỹ, anh đã gửi cho Tổng thống Mỹ Nichxơn, vạch trần những luận điệu hoà bình giả dối, xảo trá, tố cáo tội ác dã man của Mỹ xâm lược Việt Nam. Anh tham gia các cuộc biểu tình ở Mỹ chống chiến tranh ở Việt Nam, viết báo, làm thơ cổ vũ những người Việt Nam sống trên đất Mỹ hướng về Tổ quốc, thuyết phục những người Mỹ yêu chuộng hoà bình và công lý. Đầu tháng 2-1972, sau khi cùng các bạn học kéo đến tổng lãnh sự toán của Ngụy quyền miền Nam ở Xanphraxítcô phản đối sự đàn áp chính trị ở miền Nam, đòi trả lại tự do cho những người trong phong trào hoà bình ở Sài Gòn, anh và 6 sinh viên khác bị chính quyền Mỹ trục xuất về nước. Ngày 2-7-1972, khi máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất thì chúng dùng súng bắn chết Nguyễn Thái Bình. Cái chết của anh đã làm trấn động dư luận và thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của học sinh sinh viên miền Nam.