Thông tin liên hệ
Theo Điều 25, Nghị định 151/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì trong trường hợp đấu giá không thành tài sản công được xử lý như sau:
1. Tổ chức đấu giá lại đối với trường hợp đấu giá lần đầu không thành.
2. Bán cho người duy nhất trong trường hợp khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều người tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm khi đấu giá từ lần thứ hai trở lên.
3. Trường hợp sau 02 lần tổ chức đấu giá không thành, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thực hiện theo một trong các phương án sau:
a) Tổ chức thực hiện việc đấu giá lại theo quy định của pháp luật;
b) Trình cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định bán tài sản để xem xét, quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công để bán cho người duy nhất theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc áp dụng hình thức xử lý khác theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Nghị định này.
Được quy định tại Khoản 4, Điều 25, Nghị định 151/2017/NĐ-CP, thủ tục bán cho người duy nhất được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người duy nhất theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định bán tài sản để xem xét, quyết định bán tài sản cho người duy nhất thay thế quyết định bán đấu giá tài sản đã ban hành.
Hồ sơ đề nghị bán tài sản công cho người duy nhất baogồm:
Được quy định tại Khoản 5, Điều 25, Nghị định 151/2017/NĐ-CP, thủ tục thay đổi hình thức xử lý tài sản được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày xác định việc đấu giá không thành, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này ra Quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công.
Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công gồm:
01 bản chính: Văn bản đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do đấu giá không thành và mô tả đầy đủ quá trình tổ chức đấu giá);
01 bản chính: Văn bản đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá của các cơ quan quản lý cấp trên có liên quan (nếu có);
01 bản sao: Quyết định bán đấu giá tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền;
01 bản sao: Biên bản bán đấu giá tài sản (nếu có) và các hồ sơ liên quan đến quá trình tổ chức đấu giá tài sản;
Xem thêm:
Tài sản công là gì? Bán đấu giá tài sản công có mức giá khởi điểm bao nhiêu?
Cách xác định mức giá và trình tự, thủ tục khi đấu giá tài sản công
Tác giả: Hồ Thị Hoa Phượng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Hãy chấp nhận những gì định mệnh gắn cho bạn, hãy yêu người mà định mệnh cho bạn gặp và hãy làm điều đó với tất cả tấm chân tình. "
Marcus Aurelius
Sự kiện trong nước: Nhà sư nổi tiếng Dương Không Lộ còn gọi là Không Lộ thiền sư, viên tịch vào ngày 12-7-1119. Ông quê ở Giao Thuỷ, nay thuộc tỉnh Nam Định. Sau khi học đạo Phật, ông về tu ở chùa Keo (tỉnh Thái Bình) và đi truyền đạo ở nhiều nơi trong nước. Truyền rằng thời ấy có thái tử bên Trung Quốc bị bệnh nặng, không ai chữa khỏi, phải cho mời ông. Chữa khỏi bệnh cho Thái Tử, ông chỉ nhận đồng đem về nước, đúc hàng loạt chuông lớn, ban cho các nhà chùa. Do đó, nhiều làng có nghề đúc đồng đều thờ ông làm tổ sư nghề.