Thông tin liên hệ
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Phải học cách xả bỏ mọi chuyện thế gian, đừng tìm cách chống lại chúng. Nhưng chúng ta lại muốn chúng thuận theo ý muốn của chúng ta. Chúng ta tìm đủ mọi cách để xếp đặt hay đối phó với chúng. Khi thân này bị bệnh, đau nhức, ta không thích và tìm kinh để tụng. Ta muốn kiểm soát và điều khiển thân này, ta không muốn cơ thể này đau. Kinh trở thành một loại nghi lễ huyền bí khiến chúng ta rối rắm thêm trong tham ái, dính mắc. Đó là vì chúng ta tụng kinh để trừ khử bệnh tật, để được sống bền vững lâu dài. Thật ra, Đức Phật ban cho chúng ta giáo pháp là để chúng ta biết sự thật của cơ thể này nhờ thế chúng ta có thể xả bỏ nó, nhưng chúng ta biến những lời dạy của Ngài thành kinh tụng để gia tăng thêm sự si mê của chúng ta. "
Thiền sư Ajahn Chah
Sự kiện ngoài nước: Ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc nổ ra, mở đầu bằng cuộc biểu tình của 5000 học sinh yêu nước Bắc Kinh nhằm chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. Cuộc biểu tình của học sinh Bắc Kinh đã nhanh chóng lôi léo đông đảo học sinh và các tầng lớp nhân dân trong nhiều thành phố xuống đường đấu tranh. Chính phủ quân phiệt Bắc Kinh tiến hành đàn áp, bắt giam hơn 1000 học sinh yêu nước. Ngày 3-6, biết tin khủng bố của bọn cầm quyền, công nhân Thượng Hải quyết định bãi công. Hưởng ứng cuộc bãi công của công nhân Thượng Hải, công nhân các ngành ở Thiên Tân, Nam Kinh, Vũ Hán cũng lần lượt bãi công, lôi kéo theo thương nhân bãi thị và học sinh bãi khoá, làm tê liệt mọi sinh hoạt trong các thành phố lớn. Phong trào bãi công to lớn và lan rộng của công nhân đã buộc Chính phủ Trung Hoa dân quốc phải thả tất cả các học sinh yêu nước bị giam giữ. Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu thời kỳ giai cấp công nhân Trung Quốc đã trở thành lực lượng chính trị độc lập và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc.