Draft amending Decree 24/2024/ND-CP

Draft Decree amending Decree 24/2024/ND-CP on Bidding Law 2025?

Subject Ministry of Planning and Investment Code DT
Category Decree Signer Phạm Vũ Luận
Publtime 25/06/2025
CHÍNH PHỦ
________

Số:      /2025/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________
Hà Nội, ngày     tháng    năm 2025
DỰ THẢO
 
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 115/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2024, Nghị định số 17/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ
______________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2024;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày     tháng     năm 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 115/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2024, Nghị định số 17/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 115/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2024, Nghị định số 17/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ

1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 Điều 1 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ như sau:
“đ) Khoản 1 và Khoản 2 Điều 20 về hình thức lựa chọn nhà thầu;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm e và bổ sung điểm e1, e2 vào sau điểm e như sau:
“e) Khoản 2 Điều 23 về chỉ định thầu;
e1) Khoản 1 Điều 24 về chào hàng cạnh tranh;
e2) Khoản 2 Điều 28 về đàm phán giá;”;
c) Bổ sung điểm g1 và điểm g2 vào sau điểm g như sau:
“g1) Khoản 4 Điều 29a về đặt hàng;
g2) Khoản 3 Điều 29b về nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu;”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm k và bổ sung điểm k1 và điểm k2 vào sau điểm k như sau:
“k) Khoản 2 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;
k1) Khoản 4 Điều 44 về nội dung hồ sơ mời thầu;
k2) Khoản 3 Điều 45 về thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm m như sau:
“m) Khoản 3 và khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;”;
e) Bổ sung điểm n1 và n2 vào sau điểm n như sau:
“n1) Khoản 2 Điều 56 về Ưu đãi trong mua thuốc;
n2) Điểm e khoản 1 Điều 61 về xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp”;
g) Bổ sung điểm p1 vào sau điểm p như sau:
“p1) Khoản 3 Điều 83 về trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu;”;
h) Bãi bỏ điểm q;
i) Sửa đổi, bổ sung điểm s như sau:
“s) Khoản 3 Điều 87 về xử lý vi phạm;”;
k) Bổ sung điểm u vào sau điểm t như sau:
“u) Khoản 5 Điều 89 về giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu;”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 của Điều 2 như sau:
“1. Chào giá trực tuyến là một quá trình lặp lại nhiều lần việc nhà thầu sử dụng phương tiện điện tử để đưa ra mức giá mới để làm cơ sở cho việc xếp hạng hoặc xếp hạng lại hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.”;
3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 5 như sau:
a) Bãi bỏ điểm d khoản 1;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 10% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên.
c) Sửa đổi, bổ sung đoan đầu của khoản 3 như sau:
“3. Ưu đãi đối với hàng hóa là sản phẩm đổi mới sáng tạo có xuất xứ Việt Nam, sản phẩm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu như sau:”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm c như sau:
“c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 15% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa là sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam;
Đối với các hàng hóa không phải là sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam, sản phẩm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu, trường hợp nhà thầu chào hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% thì khi tính ưu đãi, hệ số 15% được thay bằng 7,5%; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên thì khi tính ưu đãi, hệ số 15% được thay bằng 10%.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu điểm b khoản 5 như sau:
“b) Đối với các hàng hóa khác ngoài quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu và điểm a khoản này:”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 của Điều 6 như sau:
4. Ưu đãi doanh nghiệp trong nước thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Ưu đãi đối với nhà thầu trong nước quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu
1. Nhà thầu trong nước thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu không phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm trong thời hạn 05 năm kể từ khi thành lập.
2. Hàng hóa theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 5 của Nghị định này của nhà thầu trong nước theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu khi tham dự thầu được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.
3. Dịch vụ, sản phẩm theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 5 của Nghị định này của nhà thầu trong nước theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu khi tham dự thầu trong nước, quốc tế được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:“3. Khi chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo và sản phẩm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất sản phẩm đổi mới sáng tạo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này không phải đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính, số năm hoạt động trong cùng ngành nghề trong thời hạn 06 năm kể từ khi sản phẩm lần đầu được sản xuất và đủ điều kiện để đưa ra thị trường.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 như sau:
2. Căn cứ tính chất của gói thầu và nhu cầu sử dụng, chủ đầu tư được quy định trong hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu yêu cầu về kỹ thuật để mua sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái, nhãn năng lượng và tương đương trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 44 của Luật Đấu thầu; được quy định trong công thức xác định giá đánh giá để ưu tiên đối với sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái, nhãn năng lượng và tương đương.
8. Bổ sung Điều 10a vào sau Điều 10 như sau:
Điều 10a. Nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu
Gói thầu thuộc trường hợp quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật Đấu thầu mà chủ đầu tư quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thì thực hiện theo trình tự, thủ tục của hình thức đó.”
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi khoản 1 như sau:
“1. Nội dung chi gồm: chi trực tiếp thù lao cho các thành viên Hội đồng tư vấn để thực hiện nhiệm vụ, chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, họp và các chi phí khác phục vụ giải quyết kiến nghị của nhà thầu.
Tổng mức chi không được vượt số tiền nhà thầu có kiến nghị đã nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 12 của Nghị định này. Việc sử dụng kinh phí để chi trả các nội dung chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thực hiện theo hình thức khoán chi.”;
b) Bãi bỏ khoản 2;
c) Sửa đổi khoản 3 như sau:
“3. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng, phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã thực nộp cho Hội đồng tư vấn. Trường hợp đơn kiến nghị của nhà thầu gồm nhiều nội dung kiến nghị khác nhau, trong đó có nội dung được kết luận là không đúng thì nhà thầu không được hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị đã nộp.”;
d) Bãi bỏ khoản 4.
10. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu của Điều 14 như sau:
“Điều 14. Lập, trình và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án”;
b) Bãi bỏ khoản 4;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Căn cứ đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu sau khi quyết định phê duyệt dự án làm cơ sở cho chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu; trường hợp các nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu khác với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mà không phải trình, phê duyệt lại kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.”.
11. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 như sau:
“a) Dự toán gói thầu được duyệt (nếu có) trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định về việc lập dự toán hoặc có hướng dẫn về định mức, đơn giá. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập dự toán, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê của các dự án, gói thầu đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; tổng mức đầu tư hoặc ước tính tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư, dự kiến giá trị dự toán mua sắm; định mức lương chuyên gia và số ngày công; các thông tin liên quan khác;”.
12. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 18 như sau:
 a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:
“c) Nhà thầu được lựa chọn trúng thầu nhưng không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung hoặc không ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 32 của Nghị định này;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 như sau:
“đ) Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhà thầu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư đăng tải danh sách nhà thầu và các tài liệu liên quan trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trong đó nêu cụ thể ngày thực hiện hành vi đó. Nhà thầu có tên trong danh sách này khi tham dự thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 03 lần giá trị yêu cầu đối với nhà thầu khác trong thời hạn 02 năm kể từ lần cuối cùng thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không bị xem xét, đánh giá bổ sung tại các tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, thông tin về uy tín trong việc tham dự thầu được sử dụng để đánh giá về kỹ thuật (nếu có).”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Cơ sở dữ liệu về kết quả thực hiện hợp đồng và chất lượng hàng hóa đã được sử dụng quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều này được sử dụng để làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, đưa vào công thức xác định giá đánh giá (nếu có). Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể công bố bổ sung thông tin ngoài các thông tin quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều này để làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, đưa vào công thức xác định giá đánh giá (nếu có). Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về kỹ thuật không được vi phạm quy định tại Điều 44 của Luật Đấu thầu.”.
13. Bãi bỏ khoản 2 Điều 19.
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 21 như sau:
“5. Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định, tư vấn đấu thầu không được thay chủ đầu tư đăng tải các nội dung thuộc trách nhiệm đăng tải của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Đấu thầu. Trường hợp tư vấn đấu thầu, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản của mình để đăng tải thông tin thay cho chủ đầu tư thì nhà thầu tư vấn, tổ chức, cá nhân sẽ bị khóa tài khoản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày phát hiện hành vi này.”.
15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 23 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Không bắt buộc phải thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển. Trường hợp chủ đầu tư yêu cầu thẩm định, hồ sơ mời sơ tuyển được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển (nếu có);”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d như sau:
“d) Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển:
Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế. Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển, việc sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 23 như sau:
“g) Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển:
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, tổ chuyên gia trình phê duyệt kết quả sơ tuyển. Kết quả sơ tuyển được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 130 của Nghị định này và được phê duyệt bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển. Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển bao gồm tên các nhà thầu trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.”.
16. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 24 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và không được nêu điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng theo quy định tại Điều 44 của Luật Đấu thầu.”;
b) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
b) Bảng dữ liệu đấu thầu;
c) Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
Chủ đầu tư được quyết định lựa chọn một hoặc một số tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong hồ sơ mời thầu.
d) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
đ) Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật;
e) Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
g) Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 như sau:
“b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật:
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.
Trường hợp sử dụng phương pháp đạt, không đạt, đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt; đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản trong tiêu chí tổng quát, ngoài tiêu chí đạt, không đạt, được áp dụng thêm tiêu chí chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chí chi tiết trong tiêu chí tổng quát đó. Tiêu chí tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chí chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chí chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.
Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm thì phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chí tổng quát. Có thể quy định mức điểm tối thiểu đối với tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát; không được quy định mức điểm tối thiểu đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản.
Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, phạm vi công việc, thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 18 của Nghị định này và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm: tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công; tiến độ thi công; cách thức quản lý dự án bao gồm: tổ chức quản lý dự án, tổ chức quản lý hiện trường; các biện pháp bảo đảm chất lượng; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động; mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì; các yếu tố thân thiện môi trường (nếu có) gồm việc sử dụng các vật tư, vật liệu, biện pháp tổ chức thi công, dây chuyền, công nghệ thi công và các yếu tố khác (nếu có); thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 18 của Nghị định này; các yếu tố cần thiết khác.
Trừ trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu;
Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được đưa ra yêu cầu nguyên vật liệu, vật tư đáp ứng chất lượng theo nhóm tiêu chuẩn chất lượng, được sản xuất bởi doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 9 như sau:
“c) Hồ sơ mời thầu được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có).”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 như sau:
“12. Hồ sơ mời thầu không được đưa ra yêu cầu về cung cấp giấy phép bán hàng, giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương (sau đây gọi là giấy phép bán hàng). Trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ liên quan khác, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng.
Trường hợp nhà sản xuất hoặc văn phòng đại diện hoặc đại lý của nhà sản xuất thực hiện một hoặc các hành vi sau mà không có lý do chính đáng: không cung cấp giấy phép bán hàng; cung cấp giấy phép bán hàng sau đó rút giấy phép này; chỉ cung cấp giấy phép bán hàng cho một hoặc một số nhà thầu làm hạn chế cạnh tranh; thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh khác thì nhà thầu, chủ đầu tư đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi văn bản đến Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Trong văn bản phải nêu cụ thể hành vi của nhà sản xuất, văn phòng đại diện, đại lý của nhà sản xuất cùng với tài liệu chứng minh. Nhà sản xuất hoặc văn phòng đại diện hoặc đại lý của nhà sản xuất bị nhà thầu, chủ đầu tư phản ánh được phản hồi thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi văn bản đến Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi.”;
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
1. Không bắt buộc phải thẩm định hồ sơ mời thầu. Trường hợp chủ đầu tư yêu cầu thẩm định, hồ sơ mời thầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu (nếu có).”.
18. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 2 Điều 26 như sau:
“a) Hồ sơ mời thầu được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 9 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế; trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 76 của Nghị định này nhưng chủ đầu tư quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, chủ đầu tư phải đăng tải quyết định sửa đổi kèm theo hồ sơ mời thầu sửa đổi và các nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp không bảo đảm đủ thời gian thì phải gia hạn thời điểm đóng thầu;”.
19. Bổ sung khoản 7 vào sau khoản 6 của Điều 27 như sau:
“7. Hồ sơ dự thầu có nội dung sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản dẫn đến hồ sơ dự thầu bị loại thì không phải tiếp tục đánh giá các tiêu chí khác.
Trường hợp nhà thầu không đáp ứng tối thiểu một tiêu chí đánh giá cụ thể tại từng nội dung đánh giá về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính thì không phải đánh giá tiếp đối với các tiêu chí còn lại.”
20. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 30 như sau:
“b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giá về tài chính theo phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá. Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và xác định ưu đãi (nếu có) thấp nhất (đối với phương pháp giá thấp nhất) hoặc có giá đánh giá thấp nhất (đối với phương pháp giá đánh giá) được xếp hạng thứ nhất. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá.
Đối với gói thầu xây lắp, EC, trường hợp giá dự thầu của nhà thầu nhỏ hơn 80% so với giá gói thầu thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về tính hợp lý, khả thi của giá dự thầu đó và các chi phí cấu thành giá dự thầu. Trường hợp nhà thầu giải thích không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại. Trường hợp nhà thầu giải thích, làm rõ hợp lý, khả thi của giá dự thầu thì nhà thầu được đề nghị trúng thầu.”.
21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 31 như sau:
“1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia trình kết quả lựa chọn nhà thầu gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 30 của Nghị định này.”.
22. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 32 như sau:
“4. Nhà thầu được quyền từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng và được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu (nếu có) trong trường hợp chủ đầu tư đưa ra các yêu cầu khi hoàn thiện, ký kết hợp đồng không phù hợp với nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc không bảo đảm khả thi về tiến độ, chi phí cho nhà thầu có thể thực hiện gói thầu.”.
23. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 35 như sau:
a) Sửa đổi khoản 3 như sau:
“Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và không được nêu điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng theo quy định tại Điều 44 của Luật Đấu thầu.”
b) Bổ sung khoản 9b vào sau khoản 9 như sau:
“9b. Phương pháp dựa trên kỹ thuật theo quy định tại khoản 3a Điều 58 của Luật Đấu thầu.”;
24. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 36 như sau:
a) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 2 như sau:
“c) Đối với gói thầu quy định khoản 1a Điều 31 của Luật Đấu thầu: tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 40% đến 60%, tỷ trọng điểm về giá (T) từ 40% đến 60%.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Trường hợp cần ưu tiên về yếu tố kỹ thuật so với yếu tố về giá, chủ đầu tư xem xét, quyết định tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và tỷ trọng điểm về giá (T) nhưng đảm bảo tỷ trọng điểm về kỹ thuật không vượt quá 50% đối gói thầu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.”.
25. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 40 như sau:
“b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) được mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.”.
26. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 41 như sau:
“a) Chỉ mở hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu; đối với gói thầu áp dụng phương pháp dựa trên kỹ thuật, chỉ mở hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất.”.
27. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 42 như sau:
a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá;
Đối với gói thầu xây lắp, EC, trường hợp giá dự thầu của nhà thầu nhỏ hơn 80% so với giá gói thầu thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về tính hợp lý, khả thi của giá dự thầu đó và các chi phí cấu thành giá dự thầu. Trường hợp nhà thầu giải thích không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại. Trương hợp nhà thầu giải thích, làm rõ hợp lý, khả thi của giá dự thầu thì nhà thầu được đề nghị trúng thầu.”.
28. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 43 như sau:
“9. Trường hợp thương thảo không thành công, chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.”.
29. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 48 như sau:
“1. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một:
Chủ đầu tư mời từng nhà thầu thuộc danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một để làm rõ các nội dung về hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Việc làm rõ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật bao gồm các yêu cầu cần điều chỉnh về kỹ thuật so với đề xuất của nhà thầu tại giai đoạn một và các ý kiến góp ý về nội dung của hồ sơ mời thầu, phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu. Nội dung làm rõ được chủ đầu tư và từng nhà thầu lập thành biên bản. Chủ đầu tư, tổ chuyên gia phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một của các nhà thầu không bị tiết lộ.
Trên cơ sở nội dung làm rõ đề xuất về kỹ thuật với từng nhà thầu, tổ chuyên gia tổng hợp, báo cáo chủ đầu tư các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung về chỉ dẫn nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện hợp đồng và các nội dung khác của hồ sơ mời thầu giai đoạn một. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định các nội dung điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đề xuất của tổ chuyên gia.”.
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 54 như sau:
“1. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một:
Chủ đầu tư mời từng nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đã được phê duyệt đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một để làm rõ các nội dung về hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Việc làm rõ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật bao gồm các yêu cầu cần điều chỉnh về kỹ thuật so với đề xuất của nhà thầu tại giai đoạn một và các ý kiến góp ý về nội dung của hồ sơ mời thầu, phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu. Nội dung làm rõ được chủ đầu tư và từng nhà thầu lập thành biên bản. Chủ đầu tư, tổ chuyên gia phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một của các nhà thầu không bị tiết lộ.
Trên cơ sở nội dung làm rõ đề xuất về kỹ thuật với từng nhà thầu, tổ chuyên gia tổng hợp, báo cáo chủ đầu tư các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung về chỉ dẫn nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện hợp đồng và các nội dung khác của hồ sơ mời thầu giai đoạn một. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định các nội dung điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đề xuất của tổ chuyên gia;”.
31. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 2 Điều 60 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ như sau:
“đ) Hồ sơ mời quan tâm được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế. Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, việc sửa đổi hồ sơ mời quan tâm được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm h như sau:
“h) Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả mời quan tâm:
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, tổ chuyên gia trình phê duyệt kết quả mời quan tâm.
Kết quả mời quan tâm được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 130 của Nghị định này và được phê duyệt bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm. Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả mời quan tâm bao gồm tên các nhà thầu được lựa chọn vào danh sách ngắn và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả mời quan tâm phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn;”.
32. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 61 như sau:
“2. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và không được nêu điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng theo quy định tại Điều 44 của Luật Đấu thầu.”;
33. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 63 như sau:
“2. Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này. Đối với gói thầu tư vấn đơn giản hoặc gói thầu tư vấn có giá trị không quá 500 triệu đồng hoặc gói thầu tư vấn cấp bách cần thực hiện ngay do yêu cầu về tiến độ được tổ chức đấu thầu trong nước thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 07 ngày, thời gian sửa đổi hồ sơ mời thầu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.”.
34. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 69 như sau:
“5. Trường hợp thương thảo không thành công, chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.”.
35. Sửa đổi, bổ sung Điều 76 như sau:
“Điều 76. Các trường hợp chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Có yêu cầu cấp bách, khẩn cấp nhằm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo vệ chủ quyền quốc gia;
b) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, sự cố, thảm họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hoá, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, hóa chất sát trùng, vật tư cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh;
đ) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp nhằm duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân;
e) Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện để cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện;
g) Gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường;
h) Gói thầu thuộc dự án đầu tư công đặc biệt, dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
i) Gói thầu lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
k) Gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm có yêu cầu cấp bách phải thực hiện ngay theo chỉ đạo tại Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị, văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ mà nếu áp dụng đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thì không bảo đảm hoàn thành tiến độ;
l) Gói thầu thuộc dự án có yêu cầu thực hiện ngay nhằm bảo đảm kết nối, đồng bộ giữa các công trình thuộc dự án theo chỉ đạo tại Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị, văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ mà nếu áp dụng đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thì không bảo đảm hiệu quả quản lý, khai thác, vận hành công trình đồng bộ, liên tục;
m) Gói thầu cung cấp dịch vụ in ấn, cung cấp tem, biên lai, niêm phong theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, hải quan;
n) Gói thầu cung cấp dịch vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo, đại hội, tập huấn (phục vụ ăn, nghỉ, đi lại cho đại biểu; trang thiết bị, thuê hội trường, phòng họp và các dịch vụ liên quan) có yêu cầu phải bố trí địa điểm ăn, nghỉ tập trung cho đại biểu và phải thực hiện gấp;
o) Gói thầu phục vụ công tác đối ngoại đón đoàn khách quốc tế thăm và làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nghi lễ đối ngoại; gói thầu mua tặng phẩm đối ngoại cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đi công tác nước ngoài, đón đoàn khách quốc tế thăm và làm việc tại Việt Nam;
p) Gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ chỉ do một cơ sở sản xuất hoặc cung cấp;
q) Gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước;
r) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó hoặc từ hãng sản xuất, đại lý của hãng sản xuất do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền với các trang thiết bị, máy móc, phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành của nhà thầu, hãng sản xuất mà không thể mua được từ nhà thầu khác, hãng sản xuất khác;
s) Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, mua bản quyền chương trình phát sóng; gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay;
t) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của phương án kiến trúc trúng tuyển khi tác giả đó có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; gói thầu thi công xây dựng, phục chế tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị và nông thôn được chỉ định cho tác giả của ý tưởng quy hoạch đô thị và nông thôn đã trúng tuyển thông qua thi tuyển; gói thầu tư vấn thăm dò, khai quật khảo cổ; gói thầu tư vấn, thi công tu bổ, phục hồi di tích cấp quốc gia, di tích cấp quốc gia đặc biệt và di sản văn hóa thế giới;
u) Gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu tư vấn, rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công;
v) Gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Nghị quyết của Quốc hội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án;
x) Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ; gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng; gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm;
y) Gói thầu thuộc dự toán mua sắm không hình thành dự án có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
y1) Gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
y2) Gói thầu thuộc các lĩnh vực chiến lược, các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, giao thông xanh;
y3) Gói thầu cấp bách cần thực hiện để phục vụ việc sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước;
y4) Các trường hợp khác cần áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn được nhà thầu để đáp ứng tính chất, tiến độ, chất lượng và hiệu quả của gói thầu, dự án, dự toán mua sắm.
2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, v, x, y, y1, y2, y3 và y4 khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt đối với dự án, ,trừ gói thầu tư vấn phục vụ công tác chuẩn bị dự án, gói thầu đấu thầu trước quy định tại Điều 42 Luật Đấu thầu; có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đối với gói thầu tư vấn lập quy hoạch và các gói thầu phục vụ công tác lập quy hoạch, trừ trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và trường hợp không phải phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. Đối với trường hợp quy định tại các điểm n, o, p khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thầu, chủ đầu tư phải hoàn thiện thủ tục lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Đã được bố trí vốn để thực hiện gói thầu, trừ trường hợp đấu thầu trước quy định tại Điều 42 Luật Đấu thầu;
d) Có dự toán được phê duyệt đối với trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định về việc lập dự toán.
3. Đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
4. Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.”.
36. Sửa đổi, bổ sung Điều 77 như sau:
“Điều 77. Quy trình chỉ định thầu thông thường
1. Việc chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quy trình chỉ định thầu thông thường được áp dụng đối với gói thầu quy định tại các điểm i, k, l, m, q, r, s, t, u, v, x, y1, y2, y3 khoản 1 Điều 76 của Nghị định này.
2. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a)  Lập hồ sơ yêu cầu:
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá chỉ định thầu; điều kiện về hợp đồng.
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật đối với gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp; sử dụng tiêu chí chấm điểm để đánh giá về kỹ thuật đối với gói thầu tư vấn. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có);
b) Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt;
c) Xác định nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu:
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư xác định một nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu; không phải đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi xác định nhà thầu này.
Nhà thầu được dự kiến chỉ định thầu và nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình được dự kiến chỉ định thầu và nhận hồ sơ yêu cầu khi đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Đấu thầu. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng phải độc lập với các tổ chức, cá nhân khác thì phải tuân thủ quy định đó.
3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu dự kiến chỉ định;
b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.
4. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, chủ đầu tư mời nhà thầu đến thương thảo (nếu có), làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đề xuất để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt;
c) Đối với gói thầu xây lắp, EC, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quy định trong hồ sơ yêu cầu mức tỷ lệ tiết kiệm tối thiểu 5% giữa giá đề nghị trúng thầu trên giá gói thầu. Tỷ lệ giữa giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu trên giá gói thầu phải cao hơn tỷ lệ tối thiểu quy định trong hồ sơ yêu cầu được coi là đáp ứng nội dung đánh giá về tài chính.
5. Trình, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
Việc trình, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này. Chủ đầu tư không phải tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Nghị định này.
6. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.”.
Đối với gói thầu quy định tại các điểm m, n, o khoản 1 Điều 76 của Nghị định này, không phải thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; chủ đầu tư thực hiện việc thương thảo hợp đồng với nhà thầu được xác định có đủ năng lực, kinh nghiệm, trình, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết, quản lý hợp đồng theo quy định tại khoản 4, 5 và 6 của Điều này.
Đối với trường hợp quy định tại điểm p khoản 1 Điều 76 của Nghị định này, chủ đầu tư thực hiện việc thương thảo hợp đồng với nhà thầu được xác định, hoàn thiện, ký kết, quản lý hợp đồng theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 của Điều này.”.
37. Sửa đổi, bổ sung Điều 78 như sau:
“Điều 78. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
1. Việc chỉ định thầu rút gọn đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 76 của Nghị định này không phải phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm các bước sau:
a) Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng;
b) Hoàn thiện hợp đồng;
c) Trình, phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
d) Ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu;
đ) Quản lý thực hiện hợp đồng;
e) Công khai kết quả chỉ định thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại điểm y khoản 1 Điều 76 của Nghị định này, việc chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Đấu thầu. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng phải độc lập với các tổ chức, cá nhân khác thì phải tuân thủ quy định đó. Quy trình chỉ định thầu rút gọn được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu:
Chủ đầu tư căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư dự kiến có khả năng thực hiện gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
b) Hoàn thiện hợp đồng, trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để trình, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Trong quá trình hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo về giá bảo đảm giá đề nghị trúng thầu tiết kiệm, hiệu quả kinh tế. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại khoản 6 Điều 31 của Nghị định này;
c) Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này.
Trường hợp chủ đầu tư không áp dụng quy trình rút gọn quy định tại khoản 3 Điều này mà áp dụng quy trình thông thường thì thực hiện theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.”.
38. Sửa đổi, bổ sung Điều 79 như sau:
a) Sửa đổi tên Điều 79 như sau:
“Điều 79. Chào hàng cạnh tranh”;
b) Bổ sung đoạn đầu của Điều 79 như sau:
“Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Đấu thầu và có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng theo quy trình như sau:”; 
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc;”.
39. Sửa đổi, bổ sung Điều 82 như sau:
“Điều 82. Trường hợp và thẩm quyền quyết định áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
1. Gói thầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia, lợi ích quốc gia theo chỉ đạo tại Nghị quyết, Kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện dự án, gói thầu mà nếu áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28 và 29a của Luật Đấu thầu thì không thể thực hiện theo yêu cầu.
2. Gói thầu khi triển khai thực hiện có yêu cầu phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ mà không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29a của Luật Đấu thầu.
3. Gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm có một hoặc một số điều kiện đặc thù về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng, gồm:
a) Gói thầu mua thuốc, vắc xin đáp ứng yêu cầu: đang trong quá trình thử nghiệm, có yêu cầu đặc thù của nhà sản xuất về điều kiện mua, thanh toán, bảo lãnh, bảo đảm và điều kiện khác trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Gói thầu mua thuốc, vắc xin, thiết bị y tế thông qua các tổ chức quốc tế;
c) Gói thầu mua vắc xin sản xuất trong nước phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng mà chỉ có 01 nhà sản xuất trong nước sản xuất;
d) Lựa chọn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước tại cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nước ngoài, cơ quan tài phán, cơ quan giải quyết tranh chấp trong nước, nước ngoài hoặc quốc tế;
đ) Gói thầu về đào tạo chuyên sâu cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do cơ sở đào tạo nước ngoài trực tiếp thực hiện tại nước ngoài; mua vé máy bay cho đoàn đi công tác trong nước và quốc tế; gói thầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do cần thiết phải mời cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền giao;
e) Gói thầu thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Đảng và Nhà nước giao, bao gồm: tuyên truyền trên báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình và phương tiện thông tin đại chúng khác trong trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí tuyên truyền trực tiếp ký hợp đồng với các cơ quan này để thực hiện; hợp tác sản xuất phim, sản xuất phim; gói thầu của các đơn vị sự nghiệp của Trung ương đảng, cơ quan thuộc Chính phủ mua thông tin của các hãng thông tấn, tổ chức báo chí nước ngoài, in ấn phẩm báo chí nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
g) Gói thầu sản xuất chương trình gắn liền với ý tưởng thực hiện; tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị;  
h) Gói thầu mua dịch vụ của các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế; gói thầu mua dịch vụ thanh toán quốc tế (bao gồm thiết bị đi kèm) được cung cấp độc quyền bởi Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu SWIFT; gói thầu mua dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ thông tin tài chính - tiền tệ quốc tế và nền tảng giao dịch;
i) Gói thầu cung cấp suất ăn, bữa ăn học đường hoặc gói thầu mua thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào để thực hiện việc cung cấp suất ăn, bữa ăn học đường cho học sinh bán trú, nội trú tại cơ sở giáo dục công lập;
k) Gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá bán thống nhất do Nhà nước quy định gồm điện, nước, xăng, dầu, phí vệ sinh môi trường, cước điện thoại cố định, bảo trì hệ thống tổng đài điện thoại cố định và các hàng hóa, dịch vụ tương tự khác;
l) Gói thầu tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án do Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư;
m) Gói thầu mua chó nghiệp vụ, đào tạo chó nghiệp vụ, mua ma túy, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma túy, chất nổ để huấn luyện chó nghiệp vụ; gói thầu thẩm định giá, tư vấn xác định giá tài sản liên quan đến các vụ việc, vụ án hình sự cần thực hiện gấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
n) Gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khác có một hoặc một số điều kiện đặc thù về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản này.
4. Thẩm quyền quyết định áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Thủ trưởng cơ quan trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định và chịu trách nhiệm áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này;
c) Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước quyết định và chịu trách nhiệm áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điểm l khoản 3 Điều này;
PA2: Tổ trưởng Tổ chuyên gia liên ngành quyết định và chịu trách nhiệm áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điểm l khoản 3 Điều này;
d) Chủ đầu tư của dự án, dự toán mua sắm quyết định và chịu trách nhiệm áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i, k, m và n khoản 3 Điều này;
đ) Người có thẩm quyền của dự án, dự toán mua sắm quyết định và chịu trách nhiệm áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điểm n khoản 3 Điều này.”;
40. Sửa đổi, bổ sung Điều 83 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu khoản 1 như sau:
“1. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 của Nghị định này:”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Hồ sơ gồm: tờ trình, dự thảo quyết định của Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các văn bản, tài liệu liên quan. Tờ trình về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm những nội dung: thông tin cơ bản về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu (tên dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; nguồn vốn, tổng mức đầu tư của dự án, giá trị dự toán mua sắm, giá gói thầu; thời gian dự kiến thực hiện; các nội dung cần thiết khác); đối với gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 82 của Nghị định này, giải trình về sự cần thiết và lý do nếu áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29a của Luật Đấu thầu thì không thể thực hiện được theo chỉ đạo tại Nghị quyết, Kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; đối với gói thầu quy định tại khoản 2 Điều 82 của Nghị định này, giải trình về sự cần thiết và điều kiện phải bảo đảm về một hoặc một số yếu tố liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ, lý do không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29a của Luật Đấu thầu; dự thảo phương án lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau: quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu và các nội dung liên quan khác để đáp ứng các điều kiện đặc thù của gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp thực hiện khả thi, hiệu quả, tỷ lệ tiết kiệm của giá đề nghị trúng thầu so với giá gói thầu. Dự thảo quyết định của Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm nội dung theo quy định tại điểm đ khoản này;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Hồ sơ gồm: tờ trình, dự thảo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản, tài liệu liên quan. Tờ trình về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm những nội dung: thông tin cơ bản về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu (tên dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; nguồn vốn, tổng mức đầu tư của dự án, giá trị dự toán mua sắm, giá gói thầu; thời gian dự kiến thực hiện; các nội dung cần thiết khác); giải trình về sự cần thiết và điều kiện đặc thù đối với một hoặc một số nội dung quy định tại  khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu, lý do không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các  Điều 21, 22, 23,  24, 25, 26,  27, 28 và 29a của Luật Đấu thầu; dự thảo phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt gồm những nội dung chủ yếu sau: quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu và các nội dung liên quan khác để đáp ứng các điều kiện đặc thù của gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp thực hiện khả thi, hiệu quả;”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại các điểm đ, e, g, h, i và m khoản 3 Điều 82 của Nghị định này, trừ quy định tại khoản 6 Điều này:
a) Lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Thương thảo hợp đồng với nhà thầu được xác định có đủ năng lực, kinh nghiệm;
c) Phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng với nhà thầu:
Hợp đồng phải bao gồm đầy đủ các nội dung liên quan đến yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị hợp đồng. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này;
đ) Việc đăng tải thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và các thông tin về đấu thầu khác được thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Đấu thầu.
Đối với trường hợp quy định tại điểm i khoản 3 Điều 82 của Nghị định này, trường hợp cơ sở giáo dục công lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập được tự quyết định việc cung cấp suất ăn, bữa ăn học đường hoặc mua thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào để thực hiện cung cấp suất ăn, bữa ăn học đường bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và trách nhiệm giải trình trên cơ sở chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật mà không phải thực hiện các thủ tục quy định tại khoản này.
Đối với trường hợp quy định tại điểm k khoản 3 Điều 82 của Nghị định này, chủ đầu tư hoàn thiện, ký kết hợp đồng với đơn vị cung cấp theo quy định tại điểm d khoản này mà không phải thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, b, c và đ khoản này.
Người có thẩm quyền, chủ đầu tư thực hiện trách nhiệm quy định tại các Điều 77 và Điều 78 của Luật Đấu thầu.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại điểm n khoản 3 Điều 82 của Nghị định này:
a) Căn cứ hồ sơ đề nghị áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do chủ đầu tư đề xuất, người có thẩm quyền giao cơ quan, đơn vị khác thẩm định;
b) Hồ sơ gồm: thông tin cơ bản về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu (tên dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; nguồn vốn, tổng mức đầu tư của dự án, giá trị dự toán mua sắm, giá gói thầu; thời gian dự kiến thực hiện; các nội dung cần thiết khác); giải trình về sự cần thiết và điều kiện đặc thù đối với một hoặc một số nội dung về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng, lý do không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29a của Luật Đấu thầu; dự thảo phương án lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau: quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu và các nội dung liên quan khác để đáp ứng các điều kiện đặc thù của gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp thực hiện khả thi, hiệu quả. Dự thảo quyết định của người có thẩm quyền gồm nội dung theo quy định tại điểm d khoản này.
c) Căn cứ hồ sơ đề nghị và báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền xem xét, quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Quyết định của người có thẩm quyền gồm các nội dung: chấp thuận việc áp dụng và phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm; trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu; các yêu cầu khác trong quá trình triển khai thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm (nếu có).”.
e) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:
“Phương án 1:
8. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại điểm l khoản 3 Điều 82 của Nghị định này:
a) Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành xác định nhà thầu tư vấn thẩm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định pháp luật để thực hiện ngay công việc tư vấn, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua, tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phải hoàn tất thủ tục, bao gồm: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu tư vấn, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án; chuẩn bị ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra được lựa chọn. Hợp đồng được ký giữa ba bên, gồm đại diện của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư (cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án) và tư vấn thẩm tra được lựa chọn.
Phương án 2:
8. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại điểm l khoản 3 Điều 82 của Nghị định này:
a) Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành xác định nhà thầu tư vấn thẩm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định pháp luật để thực hiện ngay công việc tư vấn, trình Tổ trưởng Tổ chuyên gia thông qua;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tổ trưởng Tổ chuyên gia liên ngành thông qua, tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phải hoàn tất thủ tục, bao gồm: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu tư vấn, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc càn thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình Tổ trưởng Tổ chuyên gia liên ngành phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án; chuẩn bị ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra được lựa chọn. Hợp đồng được ký giữa ba bên, gồm đại diện của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư (cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án) và tư vấn thẩm tra được lựa chọn.
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, các điểm a, b và s l khoản 3 Điều 82 của Nghị định này, tờ trình về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt phải nêu rõ lý do không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29a của Luật Đấu thầu; đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k và m khoản 3 Điều 82 của Nghị định này không phải giải trình lý do không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29a của Luật Đấu thầu.”.
41. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 87 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Việc mua sắm tập trung được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật Đấu thầu. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì thuê tư vấn đấu thầu thực hiện việc lựa chọn nhà thầu.”;
b) Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 như sau:
“3. Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 76 của Nghị định này thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 28 của Luật Đấu thầu thì được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, đàm phán giá.”.
42. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 88 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 88 như sau:
“Điều 88. Thẩm quyền và trách nhiệm trong mua sắm tập trung”;
b) Bổ sung khoản 1a và 1b vào trước khoản 1 như sau:
“1a. Danh mục mua sắm tập trung cấp địa phương áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ (trừ thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm) sau đây:
a) Thiết bị công nghệ thông tin đã được chuẩn hóa: máy tính để bàn, máy in và các thiết bị khác;
b) Thiết bị văn phòng: điện thoại để bàn, giấy in, bàn, ghế, tủ và các thiết bị khác; 
c) Thiết bị chiếu sáng, điều hòa không khí;
d) Dịch vụ bảo vệ, vệ sinh và các dịch vụ khác;
1b. Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm) thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Người quyết định hoặc người được giao quyết định việc mua sắm theo quy định tại Điều 91 của Nghị định này của cấp trên đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 77 của Luật Đấu thầu.”.
43. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 89 như sau:
“a) Xác định khối lượng mua sắm:
Việc xác định khối lượng mua sắm tập trung căn cứ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ gửi nhu cầu đến đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị mua sắm tập trung tự xác định khối lượng cần mua căn cứ khối lượng và số lượng sử dụng thực tế của kỳ mua sắm trước đó. Đối với việc mua sắm tài sản theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trừ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, việc xác định khối lượng mua sắm tập trung căn cứ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ gửi nhu cầu đến đơn vị mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, cơ sở y tế là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi đầu tư, chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên có nhu cầu mua sắm tập trung, đàm phán giá thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế thì đơn vị mua sắm tập trung, đám phán giá có trách nhiệm tổng hợp để tổ chức mua cho các đơn vị này như quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập khác trên địa bàn. Trường hợp cơ sở y tế là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi đầu tư, chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên có nhu cầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế thông qua đơn vị mua sắm tập trung thì phải ký kết hợp đồng với đơn vị mua sắm tập trung.”.
44. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 93 như sau:
“4. Thời gian thực hiện hợp đồng không quá 60 tháng. Trường hợp hai bên thống nhất áp dụng tùy chọn mua thêm, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc sửa đổi hợp đồng để gia hạn tương ứng thời gian thực hiện hợp đồng cho phần công việc bổ sung nhưng không quá 18 tháng.
5. Trường hợp hết thời gian thực hiện hợp đồng mà số lượng dịch vụ kỹ thuật quy định trong hợp đồng chưa được thực hiện hết thì chủ đầu tư xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhưng không quá 12 tháng.”.
45. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 9 Điều 97 như sau:
“c) Dự án, dự toán mua sắm, gói thầu có các nội dung được bảo mật mà việc công khai thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia sẽ ảnh hưởng tới lợi ích cộng đồng hoặc gây nguy hại đến trật tự, an toàn xã hội hoặc gây nguy hại tới quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ.
Trường hợp việc công khai các thông tin về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 8 của Luật Đấu thầu có thể dẫn đến các hậu quả quy định tại điểm này, chủ đầu tư xem xét, quyết định phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu về việc không tổ chức đấu thầu qua mạng.
Trường hợp một số thông tin trong dự án, dự toán mua sắm, gói thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu cần bảo mật và các thông tin còn lại vẫn được công khai thì chủ đầu tư quyết định về cách thức cung cấp thông tin. Các thông tin cần bảo mật không phải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; các thông tin khác được tiếp tục đăng tải và tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng;”.
46. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 3 Điều 98 như sau:
a) Gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng đối với dự toán mua sắm, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp có giá gói thầu không quá 02 tỷ đồng đối với dự án;”
47. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 99 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá trong thời gian chào giá trực tuyến. Mức giá do các nhà thầu chào được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được công khai trong quá trình chào giá, trừ tên nhà thầu. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng và công khai thứ tự xếp hạng của nhà thầu tương ứng với mức giá trong thời gian chào giá trực tuyến, thời gian còn lại của quá trình chào giá trực tuyến.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Chào giá trực tuyến chỉ áp dụng đối với gói thầu đánh giá theo phương pháp giá thấp nhất.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Trường hợp có nhiều nhà thầu cùng chào giá thấp nhất bằng nhau sau thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến thì nhà thầu chào giá đầu tiên thấp nhất được xếp hạng cao nhất.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Đối với chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn, giá chào không được cao hơn giá gói thầu. Đối với chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường, giá chào không được cao hơn giá thấp nhất trong biên bản mở thầu của các nhà thầu tham dự thầu. Trường hợp giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) của tất cả nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vượt giá gói thầu và không có nhà thầu nào tham gia chào giá trực tuyến đối với chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường thì chủ đầu tư xử lý tình huống theo quy định tại điểm b hoặc điểm c hoặc điểm d khoản 8 Điều 131 của Nghị định này.”.
48. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 100 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 như sau:
“b) Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được thẩm định, phê duyệt. Trên cơ sở danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chủ đầu tư gửi thông báo mời tham gia chào giá trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đến các nhà thầu có tên trong danh sách trong thời hạn tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến. Thông báo mời tham gia chào giá trực tuyến bao gồm các nội dung sau: thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến; nguyên tắc xếp hạng nhà thầu; bước giá (mức chênh lệch tối thiểu của lần chào giá sau so với lần chào giá trước liền kề); thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến; các thông tin liên quan khác (nếu có);”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 như sau:
“c) Việc xét duyệt trúng thầu thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Luật Đấu thầu căn cứ vào giá dự thầu tại thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến của nhà thầu xếp thứ nhất.”.
49. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 101 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
Yêu cầu cụ thể về xuất xứ, ký mã hiệu, nhãn hiệu, hãng sản xuất, thông số kỹ thuật của hàng hóa, thời gian giao hàng, bảo hành và các nội dung cần thiết khác (nếu có) đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành dịch vụ và các nội dung cần thiết khác (nếu có) đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn; phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật, bản vẽ thiết kế thi công, thời gian thực hiện gói thầu và các nội dung cần thiết khác (nếu có) đối với gói thầu xây lắp. Thời gian giao hàng, thời gian hoàn thành dịch vụ, thời gian thực hiện gói thầu phải bảo đảm phù hợp, không làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu theo quy định tại Điều 44 của Luật Đấu thầu.”
b) Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 như sau:
2. Sau khi chủ đầu tư phê duyệt thông báo mời thầu, chủ đầu tư đăng tải thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến. Thời gian chào giá trực tuyến tối thiểu là 24 giờ kể từ thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến.
3. Nhà thầu tham gia chào giá trực tuyến trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để chào giá cho các nội dung xác định trong thông báo mời thầu và được chào giá theo thời hạn quy định trong thông báo mời thầu. Giá chào của nhà thầu phải giảm tối thiểu bằng bước giá và không được thấp hơn 90% giá thấp nhất hiển thị trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Để tham gia chào giá trực tuyến, nhà thầu phải cam kết trong đơn dự thầu đáp ứng các yêu cầu trong thông báo mời thầu. Trường hợp nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện theo cam kết thì bị xử lý theo đúng cam kết trong đơn dự thầu (công khai tên nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và khóa chức năng tham gia chào giá trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia của tài khoản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư), trừ trường hợp bất khả kháng.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau
“c) Trên cơ sở kết quả chào giá trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chủ đầu tư mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất xác nhận về việc chấp thuận được trao hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Nhà thầu được mời có trách nhiệm xác nhận về việc chấp thuận được trao hợp đồng. Trường hợp nhà thầu từ chối hoặc không xác nhận trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư mời nhà thầu xác nhận về việc chấp thuận được trao hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì nhà thầu sẽ bị công khai tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, khóa chức năng tham gia chào giá trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia của tài khoản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư và bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu, chủ đầu tư mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào xác nhận.”.  
50. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 103 như sau:
“3. Đối với mỗi yêu cầu đặt hàng, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động gửi thông báo cho nhà thầu đã trúng thầu trong mua sắm tập trung trước đó. Nhà thầu có trách nhiệm xác nhận đơn hàng hoặc từ chối đơn hàng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu đặt hàng.”.
51. Bổ sung Chương VIIa vào sau Chương VII như sau:
“Chương VIIa
ĐẶT HÀNG CUNG CẤP HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
Điều 104a. Hàng hoá, dịch vụ được đặt hàng và nguồn kinh phí thực hiện đặt hàng
1. Hàng hoá, dịch vụ được đặt hàng bao gồm:
a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc các lĩnh vực chiến lược; các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, quan trọng quốc gia, công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, giao thông xanh, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ; công nghệ số trọng điểm;
b) Dịch vụ, hàng hóa khẩn cấp, cấp bách theo chỉ đạo tại Nghị quyết, Kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước;
c) Sản phẩm, hàng hóa từ kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo đặc biệt và sản phẩm từ kết quả hoạt động thử nghiệm có kiểm soát theo pháp luật về khoa học và công nghệ;
d) Hàng hoá, dịch vụ được áp dụng đặt hàng theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực (nếu có).
Các Bộ, cơ quan trung ương trình Thủ tướng Chính phủ danh mục chi tiết hàng hoá, dịch vụ được áp dụng đặt hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Nguồn kinh phí thực hiện đặt hàng bao gồm:
a) Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm nguồn chi đầu tư phát triển và nguồn chi thường xuyên);
b) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
Điều 104b. Thẩm quyền quyết định đặt hàng
1. Các bộ, cơ quan trung ương hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được uỷ quyền đặt hàng cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo quy định từ nguồn ngân sách nhà nước được giao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được uỷ quyền quyết định đặt hàng cung cấp hàng hoá, dịch vụ từ nguồn ngân sách nhà nước được giao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Cơ quan nhà nước được giao kinh phí để đặt hàng cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sau đây gọi là cơ quan đặt hàng.
Điều 104c. Điều kiện đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận đặt hàng
Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận đặt hàng cung cấp hàng hoá, dịch vụ (sau đây gọi là nhà cung cấp) đáp ứng điều kiện sau đây:
1. Đối với tổ chức, doanh nghiệp:
a) Đối với tổ chức: có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ được đặt hàng; đối với doanh nghiệp: có đăng ký ngành nghề kinh doanh, giấy phép hoạt động phù hợp với hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ được đặt hàng;
 b) Nhà cung cấp là tổ chức, doanh nghiệp có cam kết về năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, giải pháp thực hiện, có đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, người lao động có năng lực quản lý, nghiên cứu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo đáp ứng được chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng;
c) Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Đối với cá nhân: có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để đảm bảo đáp ứng được chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng điều kiện khác theo quy định của pháp luật ngành, lĩnh vực (nếu có).
Điều 104d. Quy trình đặt hàng cung cấp hàng hoá, dịch vụ
1. Việc đặt hàng quy định tại Điều 104a Nghị định này không phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2. Chuẩn bị phương án đặt hàng:
a) Căn cứ quy mô, tính chất của hàng hoá, dịch vụ được đặt hàng, cơ quan đặt hàng lập, phê duyệt phương án đặt hàng bao gồm các nội dung: phạm vi công việc; các yêu cầu về đầu ra của hàng hoá, dịch vụ; số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ; chất lượng hàng hoá, dịch vụ; thời gian đặt hàng; giá đặt hàng; nguồn kinh phí đặt hàng; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu hàng hoá, dịch vụ; các yêu cầu cụ thể đối với nhà cung cấp được đặt hàng;
b) Thời gian đặt hàng được xác định trên cơ sở thời gian triển khai và hoàn thành cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
c) Nội dung cụ thể của phương án đặt hàng do cơ quan đặt hàng quyết định đảm bảo đáp ứng được chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng.
3. Tổ chức đặt hàng:
a) Xác định nhà cung cấp được đặt hàng
Căn cứ phương án đặt hàng, cơ quan đặt hàng gửi phương án đặt hàng đến nhà cung cấp dự kiến nhận đặt hàng.
Nhà cung cấp gửi văn bản đăng ký nhận đặt hàng kèm theo hồ sơ năng lực của nhà cung cấp. Hồ sơ năng lực của nhà cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể của phương án đặt hàng đã được phê duyệt.
Căn cứ hồ sơ năng lực của nhà cung cấp, cơ quan đặt hàng xác định nhà cung cấp được đặt hàng đáp ứng một số hoặc các tiêu chuẩn gồm năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, giải pháp thực hiện, có đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, người lao động có năng lực quản lý, nghiên cứu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực hiện cung ứng hàng hoá, dịch vụ tương tự hàng hoá, dịch vụ đặt hàng để đảm bảo đáp ứng được chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng.
b) Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
Cơ quan đặt hàng và nhà cung cấp được đặt hàng ký kết hợp đồng. Cơ quan đặt hàng chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi, quản lý việc thực hiện hợp đồng; công khai thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Nội dung công khai thông tin chủ yếu của hợp đồng đặt hàng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm: tên và mã số thuế của nhà cung cấp; tên hàng hoá, dịch vụ; số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ; thời gian cung ứng hàng hoá, dịch vụ; giá hợp đồng đặt hàng.
Điều 104đ. Giá đặt hàng
1. Giá đặt hàng được xác định căn cứ theo một hoặc các thông tin sau:
a) Tổng kinh phí của chương trình, nhiệm vụ, tổng mức đầu tư của dự án.
b) So sánh với giá của hàng hoá, dịch vụ tương tự;
c) Các yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ, lợi nhuận (nếu có) hoặc tích luỹ theo quy định của pháp luật (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính của nhà cung cấp theo quy định của pháp luật, phù hợp với khả năng bố trí nguồn kinh phí đặt hàng.
d) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ lần đầu tiên được cung cấp tại thị trường Việt Nam, giá đặt hàng được xác định trên cơ sở chi phí thực tế thực hiện nhiệm vụ, cung ứng hàng hoá, dịch vụ cộng với một khoản lợi nhuận hợp lý làm giá đặt hàng, do người có thẩm quyền quyết định sau khi có ý kiến của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với khả năng bố trí kinh phí đặt hàng.
Trong trường hợp giá đặt hàng xác định trên cơ sở chi phí thực tế thực hiện nhiệm vụ, cung ứng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thì nhà cung cấp có trách nhiệm hạch toán và theo dõi riêng các chi phí này và thực hiện kiểm toán độc lập để làm căn cứ xác định giá đặt hàng được thanh toán, quyết toán.
2. Việc trợ giá đặt hàng dịch vụ, hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực (nếu có).  
Điều 104e. Hợp đồng, sửa đổi hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
1. Hợp đồng đặt hàng được áp dụng một trong các loại hợp đồng theo quy định tại Điều 64 Luật Đấu thầu và quy định phù hợp với pháp luật ngành, lĩnh vực (nếu có). Việc sửa đổi hợp đồng do cơ quan đặt hàng và nhà cung cấp thoả thuận, quy định trong hợp đồng.
2. Việc tạm ứng, thanh toán, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng do cơ quan đặt hàng và nhà cung cấp thoả thuận, quy định trong hợp đồng.
Điều 104g. Thanh tra, kiểm tra, giám sát đặt hàng cung cấp hàng hoá, dịch vụ
Việc đặt hàng cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại Điều 104a của Nghị định này phải được thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 86 Luật Đấu thầu và quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại Nghị định này.”.
51. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 106 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
“d) Bổ sung khối lượng, số lượng công việc thuộc tùy chọn mua thêm ngoài khối lượng, số lượng nêu trong hợp đồng. Trong trường hợp này, văn bản sửa đổi hợp đồng phải quy định rõ khối lượng, giá trị, thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ đối với công việc bổ sung và các nội dung cần thiết khác. Thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ cho khối lượng công việc bổ sung có thể ngoài thời gian thực hiện hợp đồng ban đầu. Chủ đầu tư được áp dụng tùy chọn mua thêm nhiều lần nhưng không vượt mức tối đa nêu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn thuộc dự toán mua sắm áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, trường hợp hết thời gian thực hiện hợp đồng mà khối lượng công việc quy định tại hợp đồng ban đầu chưa được thực hiện hết thì chủ đầu tư xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhưng không quá 06 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 93 của Nghị định này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
“d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.”.
52. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107 như sau:
“2. Việc áp dụng điều chỉnh trượt giá phải được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được hoàn thiện nội dung trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng. Hợp đồng phải quy định nguyên tắc, thời gian tính điều chỉnh; cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh; thời điểm để tính toán chỉ số giá hoặc giá gốc để làm cơ sở xác định chênh lệch do trượt giá cho mỗi lần thanh toán hợp đồng. Nội dung giá hợp đồng phải bao gồm mục giá trị trượt giá tạm tính trên cơ sở dự kiến trượt giá và quy định pháp luật về quản lý chi phí để làm cơ sở thanh toán. Việc quản lý và thanh toán giá trị trượt giá theo quy định đã có trong hợp đồng, không yêu cầu phải ký văn bản sửa đổi hợp đồng; trường hợp do biến động về giá, việc thanh toán các đợt tiếp theo dẫn đến giá hợp đồng vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Trường hợp được người có thẩm quyền chấp thuận, các bên ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng trước khi thực hiện thanh toán.”.
53. Sửa đổi, bổ sung tên Chương IX và như sau:
“Chương IX
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG ĐẤU THẦU
54. Bổ sung Mục 1a vào trước Mục 1 Chương IX như sau:
“Mục 1a
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 113a. Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
1. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu theo thẩm quyền;
2. Xây dựng, quản lý Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và sản phẩm báo chí về đấu thầu để phục vụ hoạt động đấu thầu qua mạng, công khai thông tin về lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
3. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu, kết quả thực hiện hợp đồng, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này;
4. Quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu cho người làm công tác đấu thầu; quy định về việc thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
5. Kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;
6. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.
55. Sửa đổi, bổ sung Điều 114 như sau:
“Điều 114. Trách nhiệm kiểm tra hoạt động đấu thầu
1. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương, doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch định kỳ do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt;
b) Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc Bộ Tài chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
b) Sở Tài chính giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản này.
4. Người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án thuộc phạm vi quản lý của mình
56. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 118 như sau:
“b) Căn cứ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của từng năm, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ cho năm kế tiếp, trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung sau đây: danh sách các đơn vị được kiểm tra; thời gian thực hiện kiểm tra; phạm vi và nội dung kiểm tra; đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có);”.
57. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 123 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Người có thẩm quyền giao cá nhân hoặc đơn vị trực thuộc có chuyên môn về đấu thầu độc lập với chủ đầu tư, tổ chuyên gia, tổ thẩm định thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình khi cần thiết.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Chuẩn bị giám sát: Chủ đầu tư gửi quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến người có thẩm quyền trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định để người có thẩm quyền xem xét, quyết định gói thầu cần giao cá nhân hoặc đơn vị trực thuộc thực hiện giám sát. Cá nhân, đơn vị được người có thẩm quyền giao thực hiện việc giám sát có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư về gói thầu được giao về nội dung giám sát hoạt động đấu thầu.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 3 như sau:
“a) Trung thực, khách quan; không gây phiền hà cho chủ đầu tư, tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong quá trình giám sát;
b) Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chuyên gia, tổ thẩm định cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ quá trình giám sát;”.
58. Sửa đổi, bổ sung Điều 124 như sau:
“Điều 124. Giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương
1. Bộ Tài chính thực hiện theo dõi, giám sát các gói thầu, dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia nhằm đưa ra các khuyến nghị tới bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
2. Đối với hoạt động đấu thầu của của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 3 của Luật Đấu thầu, việc giám sát hoạt động đấu thầu được thực hiện thông qua thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc yêu cầu báo cáo về tình hình thực hiện công tác đấu thầu của đơn vị.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương thực hiện giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu đối với:
a) Các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm quy mô lớn, có tính chất quan trọng, trọng điểm trên địa bàn, phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương do mình quản lý; gói thầu, dự án được áp dụng cơ chế đặc thù về hình thức chỉ định thầu hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
b) Phương án 1
Các gói thầu có dấu hiệu không bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế theo thông tin được tổng hợp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc theo kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan, bao gồm: Chủ đầu tư không trả lời yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu, không trả lời kiến nghị về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của nhà thầu; chủ đầu tư vi phạm quy định về thời gian đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và các thông tin khác; chủ đầu tư có số lượng trung bình nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường thấp; chủ đầu tư có nhiều gói thầu có kiến nghị về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời thầu bị kiến nghị có các quy định làm hạn chế cạnh tranh; gói thầu có chất lượng, tiến độ, chi phí thực hiện không đảm bảo yêu cầu; gói thầu có dấu hiệu chuyển nhượng thầu trái pháp luật; các thông tin khác có liên quan.
Phương án 2: Các gói thầu có dấu hiệu không bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế theo thông tin được tổng hợp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc theo kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan, bao gồm: gói thầu có kiến nghị, phản ánh về yêu cầu gây hạn chế sự tham gia của nhà thầu, về kết quả lựa chọn nhà thầu; gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường có số lượng nhà thầu tham gia dự thầu thấp; gói thầu có chất lượng, tiến độ, chi phí thực hiện không đảm bảo yêu cầu; gói thầu có dấu hiệu chuyển nhượng thầu trái pháp luật; các thông tin khác có liên quan về gói thầu.
c) Hoạt động đấu thầu của của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Luật Đấu thầu có dấu hiệu hoặc có kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan về việc không bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
4. Trên cơ sở kết quả tổng hợp các nội dung, thông tin quy định tại khoản 2  Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương kịp thời thực hiện các biện pháp sau:
a) Chấn chỉnh hoạt động đấu thầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
b) Yêu cầu chủ đầu tư, người có thẩm quyền xem xét, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có)”.
59. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 125 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu của khoản 1 như sau:
“1. Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bao gồm cả cá nhân thuộc chủ đầu tư, tổ chuyên gia, tổ thẩm định:”;
b) Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 như sau:
“1a. Phạm vi cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương;”
c) Khi Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ghi nhận nhà thầu đang bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu thầu tại 03 quyết định khác nhau của Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì nhà thầu sẽ không được tham dự thầu trên phạm vi toàn quốc theo thời hạn dài nhất trong số 03 quyết định này. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia sẽ gửi thông báo cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên toàn quốc đến tài khoản của nhà thầu được đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. 
Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý, cơ quan, đơn vị có liên quan và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.”.
60.Bãi bỏ các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 126, Điều 127 và Điều 128
61. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 130 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của tổ chuyên gia;
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của tổ chuyên gia;
Các hồ sơ, tài liệu: hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, biên bản mở thầu, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà thầu và các tài liệu khác có liên quan.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Nội dung thẩm định bao gồm:
Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;
Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;
Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
Các nội dung liên quan khác.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
Tờ trình đề nghị phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của tổ chuyên gia;
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của tổ chuyên gia; 
Các hồ sơ, tài liệu: hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản mở thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan.”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Nội dung thẩm định bao gồm:
Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
Các nội dung liên quan khác.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
“4. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chuyên gia;
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia;
Biên bản thương thảo hợp đồng (nếu có); 
Biên bản đối chiếu tài liệu (nếu có);
Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu và các tài liệu khác có liên quan; trường hợp đã tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì chỉ gửi biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính và bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Nội dung thẩm định bao gồm:
Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;
Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có); kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có), danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu;
Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
Các nội dung liên quan khác.”.
62. Bổ sung Chương Xa vào sau Điều 130 như sau:
“Chương Xa
GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG ĐẤU THẦU
Điều 130a. Điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị (đưa kiến nghị xử lý vi phạm hoặc chương riêng…)
1. Đối với các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu để được xem xét, giải quyết thì đơn kiến nghị phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đối với kiến nghị về nội dung hồ sơ mời thầu, đơn kiến nghị có thể là của các cơ quan, tổ chức quan tâm đến gói thầu; đối với các nội dung khác về quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, đơn kiến nghị phải là của nhà thầu tham dự thầu;
b) Đơn kiến nghị phải có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của người đại điện hợp pháp của nhà thầu, cơ quan, tổ chức gửi đơn hoặc được ký số, gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
c) Đơn vị giải quyết kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều 130b Nghị định này nhận được đơn kiến nghị về hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng thầu; nhận được đơn kiến nghị về các nội dung khác về quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Đối với kết quả lựa chọn nhà thầu, để được xem xét, giải quyết kiến nghị, nhà thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đơn kiến nghị là của nhà thầu tham dự thầu;
b) Đơn kiến nghị phải có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của người đại điện hợp pháp của nhà thầu tham dự thầu hoặc được ký số, gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
c) Nội dung kiến nghị chưa được nhà thầu khởi kiện, khiếu nại, tố cáo;
d) Nội dung kiến nghị liên quan trực tiếp đến kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu có đơn kiến nghị;
đ) Chi phí giải quyết kiến nghị được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là bộ phận thường trực).
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, bộ phận thường trực có trách nhiệm gửi thông báo cho nhà thầu về mức chi phí giải quyết kiến nghị; cách thức nộp chi phí giải quyết kiến nghị. Nhà thầu có trách nhiệm nộp chi phí giải quyết kiến nghị trong vòng 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của bộ phận thường trực. Trường hợp nhà thầu không nộp chi phí giải quyết kiến nghị thì nhà thầu được coi là không đáp ứng điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị theo quy định tại khoản 2 Điều này;
e) Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư, người có thẩm quyền trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 130b của Nghị định này;
3. Trường hợp sau khi đóng thầu, nhà thầu tham dự thầu gửi đơn kiến nghị trong đó có nội dung kiến nghị về hồ sơ mời thầu thì nội dung kiến nghị về hồ sơ mời thầu của nhà thầu đó sẽ không được xem xét giải quyết.
4. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu, cơ quan, tổ chức không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu, cơ quan, tổ chức về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị.
Điều 130b. Quy trình giải quyết kiến nghị
1. Việc giải quyết kiến nghị về các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:
a) Nhà thầu, cơ quan, tổ chức gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư trước khi kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Chủ đầu tư phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, cơ quan, tổ chức;
c) Trường hợp nhà thầu, cơ quan, tổ chức không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị hoặc hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này mà chủ đầu tư không có văn bản giải quyết kiến nghị thì nhà thầu, cơ quan, tổ chức có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn giải quyết kiến nghị hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư;
d) Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, cơ quan, tổ chức.
2. Việc giải quyết kiến nghị sau khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo một trong hai quy trình sau đây:
a) Nhà thầu gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thông tin của nhà thầu gửi đơn kiến nghị, thời điểm gửi đơn kiến nghị được Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia công khai và thông báo đến chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu.
Trường hợp nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị hoặc quá thời hạn quy định tại khoản này mà chủ đầu tư không có văn bản giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền thông qua bộ phận thường trực trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn giải quyết kiến nghị hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư. Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị;
b) Nhà thầu gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền thông qua bộ phận thường trực trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.
3. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị hoặc ngày gửi đơn kiến nghị trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ đơn kiến nghị của nhà thầu đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừng việc ký kết, thực hiện hợp đồng. Trường hợp chấp thuận đề xuất của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, người có thẩm quyền có văn bản thông báo cho chủ đầu tư tạm dừng việc ký kết, thực hiện hợp đồng, trong đó xác định rõ thời gian tạm dừng.
5. Văn bản giải quyết kiến nghị phải có kết luận về nội dung mà nhà thầu kiến nghị; trường hợp kiến nghị được kết luận là đúng thì trong văn bản giải quyết kiến nghị phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có); nhà thầu có kiến nghị được nhận lại chi phí giải quyết kiến nghị đã nộp. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng thì văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do; nhà thầu có kiến nghị không được hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị đã nộp.
6. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.”
 Điều 130c. Thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
1. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị bao gồm:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập;
b) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương thành lập;
c) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Giám đốc Sở Bộ Tài chính thành lập.
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bộ phận thường trực nhận được đầy đủ chi phí giải quyết kiến nghị do nhà thầu nộp theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 130a Nghị định này.
2. Thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và bộ phận thường trực của Chủ tịch Hội đồng tư vấn được quy định như sau:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu cần thiết) và các thành viên khác là đại diện của người có thẩm quyền, cơ quan có liên quan và có thể có đại diện của hiệp hội nghề nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học.
Thành viên Hội đồng tư vấn không được là người có quan hệ gia đình theo quy định của Luật Doanh nghiệp với người ký đơn kiến nghị, cá nhân thuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm định và người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là đại diện của Bộ Tài chính. Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là đại diện của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này. Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là đại diện của Sở Tài chính;
c) Bộ phận thường trực của Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị là đơn vị được giao quản lý về hoạt động đấu thầu nhưng không gồm các cá nhân thuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm định của gói thầu, dự án. Bộ phận thường trực thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp.
3. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có trách nhiệm sau đây:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm tư vấn giải quyết kiến nghị trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
b) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm tư vấn giải quyết kiến nghị đối với tất cả gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương là người có thẩm quyền hoặc quản lý, trừ gói thầu, dự án quy định tại điểm a khoản này;
c) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm tư vấn giải quyết kiến nghị đối với tất cả gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ gói thầu, dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được quy định như sau:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị hoạt động theo từng vụ việc, làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình;
b) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin của gói thầu, dự án và các thông tin liên quan khác để thực hiện nhiệm vụ;
c) Kết quả giải quyết kiến nghị được gửi đến người có thẩm quyền trong thời hạn 25 ngày đối với kiến nghị của nhà thầu kể từ ngày Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập.”;
63. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 131 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu của khoản 5 như sau:
“5. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường mà chỉ có 01 nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu thì chủ đầu tư xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 10 như sau:
“a) Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham dự thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu, chủ đầu tư tách phần đó ra thành gói thầu riêng biệt để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 như sau:
“b) Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá hợp đồng.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 như sau:
“12. Đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp áp dụng đấu thầu quốc tế có dự toán gói thầu được duyệt (đối với các trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định phải lập dự toán gói thầu), trường hợp nhà thầu xếp thứ nhất có hồ sơ dự thầu không cân bằng: có đơn giá chào cao hơn đáng kể so với đơn giá tương ứng trong dự toán gói thầu ở các hạng mục công việc có các yêu cầu kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, hạng mục công việc có khả năng phát sinh khối lượng ngoài khối lượng trong bảng giá dự thầu và có đơn giá chào thấp hơn đáng kể so với đơn giá tương ứng trong dự toán gói thầu ở các hạng mục công việc phức tạp, khó thực hiện thì chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ bằng văn bản về các chi phí cấu thành giá dự thầu. Nhà thầu phải chứng minh sự phù hợp giữa giá dự thầu với phạm vi công việc, biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất, tiến độ thực hiện và các yêu cầu khác của hồ sơ mời thầu. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại. Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá hợp đồng.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 16 như sau:
“16. Đối với gói thầu áp dụng thương thảo hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu, trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không tiến hành thương thảo, không ký biên bản thương thảo, thương thảo không thành công, chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo (nếu có) vào thương thảo. Nội dung thương thảo căn cứ vào hồ sơ dự thầu và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu được mời vào thương thảo. Trường hợp thương thảo không thành công, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc mời các nhà thầu tiếp theo (nếu có) vào thương thảo hợp đồng; nội dung thương thảo căn cứ vào hồ sơ dự thầu và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng. Trường hợp các nhà thầu được mời thương thảo hợp đồng nhưng từ chối thương thảo, không ký biên bản thương thảo, thương thảo không thành công thì chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.
Trường hợp nhà thầu xếp hạng tiếp theo được mời vào thương thảo hợp đồng theo quy định tại điểm này trong thời hạn còn hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà không đến thương thảo hoặc có thương thảo nhưng không ký biên bản thương thảo thì không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu xếp hạng tiếp theo hết hiệu lực thì chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bảo đảm dự thầu trước khi thương thảo hợp đồng.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 17 như sau:
“c) Nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự cung cấp cho gói thầu, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.
Trường hợp đáp ứng được các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu vẫn được chấp nhận trúng thầu. Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá hợp đồng. Nhà thầu nhận được sự trợ cấp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sẽ bị loại.”;
e) Sửa đổi, bổ sung khoản 19 như sau:
“19. Trường hợp nhà thầu trúng thầu không tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu trúng thầu không đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật Đấu thầu hoặc trường hợp không hủy thầu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý theo trình tự như sau:
a) Hủy quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó, mời nhà thầu xếp hạng thứ hai (nếu có) vào hoàn thiện hợp đồng, đồng thời yêu cầu nhà thầu này gia hạn hoặc khôi phục hiệu lực của hồ sơ dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu (trong trường hợp hết thời gian có hiệu lực) với thời hạn hiệu lực mới tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày dự kiến bắt đầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng.
Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ hai không chấp thuận hoàn thiện hợp đồng hoặc không gia hạn hoặc khôi phục hiệu lực của hồ sơ dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu, chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý theo một trong hai phương án quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản này.
Việc hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này. Nội dung hoàn thiện hợp đồng phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu xếp hạng thứ hai. Sau khi hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ hai, chủ đầu tư ban hành quyết định trúng thầu cho nhà thầu xếp hạng thứ hai trước khi ký kết hợp đồng với nhà thầu.
Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ hai không chấp nhận kết quả hoàn thiện hợp đồng, không ký kết hợp đồng với chủ đầu tư thì nhà thầu không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp chủ đầu tư không tuân thủ nguyên tắc hoàn thiện hợp đồng. Trong trường hợp này, chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý theo một trong hai phương án quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản này;
b) Mời nhà thầu xếp hạng thứ ba (nếu có) vào hoàn thiện dự thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ ba không chấp thuận hoàn thiện hợp đồng hoặc không gia hạn hoặc khôi phục hiệu lực của hồ sơ dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc mời các nhà thầu xếp hạng tiếp theo (nếu có) vào hoàn thiện hợp đồng hoặc hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.
Nhà thầu được mời vào hoàn thiện hợp đồng phải gia hạn hoặc khôi phục hiệu lực của hồ sơ dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu (trong trường hợp hết thời gian có hiệu lực) với thời hạn hiệu lực mới tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày dự kiến bắt đầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng.
Việc hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này. Nội dung hoàn thiện hợp đồng phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu được mời vào hoàn thiện hợp đồng. Sau khi hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu, chủ đầu tư ban hành quyết định trúng thầu cho nhà thầu đã hoàn thiện hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng với nhà thầu này.
Trường hợp nhà thầu được mời vào hoàn thiện hợp đồng không chấp nhận kết quả hoàn thiện hợp đồng, không ký kết hợp đồng với chủ đầu tư thì không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu và chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu;
 c) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.”.
g) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 22 như sau:
“đ) Trường hợp các thành viên còn lại từ chối thực hiện hoặc không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện thì chủ đầu tư tách phần công việc của thành viên vi phạm thành gói thầu riêng để chỉ định thầu theo quy định tại điểm đ khoản 20 Điều này hoặc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.”;
h) Sửa đổi, bổ sung khoản 23 như sau:
“23. Trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì chủ đầu tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó; nhà thầu vi phạm hợp đồng bị coi là không hoàn thành hợp đồng.”;
i) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu của khoản 28b như sau:
“28b. Đối với gói thầu chia phần, trường hợp giá đề nghị trúng thầu của một phần vượt quá 30% giá trị tương ứng của phần đó trong giá gói thầu (hoặc trong dự toán gói thầu đối với các trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định phải lập dự toán) thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu làm rõ các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các khía cạnh liên quan sau đây:”;
64. Sửa đổi, bổ sung Điều 135 như sau:
a) Bổ sung các điểm đ, e, g vào sau điểm d khoản 2 như sau:
“đ) Công bố danh mục thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu;
e) Ban hành quy định về kiểm soát mức giá trần đối với các sản phẩm, dịch vụ y tế thuộc phạm vi chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế, yêu cầu các cơ sở y tế công khai giá mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế trên hệ thống thông tin điện tử của Bộ Y tế;
g) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.
b) Bổ sung khoản 2a và khoản 2b vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu hồ sơ lựa chọn nhà thầu đối với phần mềm nội bộ.
2b. Các bộ ban hành quy định, chương trình, hoạt động thúc đẩy dán nhãn, xây dựng, hoàn thiện quy trình đối với nhãn năng lượng; nhãn Bông sen xanh; nhãn nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp các-bon thấp; nhãn cho các loại vật liệu xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng để thực hiện theo Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 để thực hiện chiến lực quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn 2050 tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.”.
65. Thay thế cụm từ “bên mời thầu” bằng cụm từ “chủ đầu tư” tại điểm h khoản 1 Điều 18; điểm đ khoản 1 Điều 23; điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 26; khoản 2, khoản 3, các điểm b, c và d khoản 6 Điều 27; các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 28; khoản 5 Điều 30; khoản 4 Điều 38; khoản 5 Điều 40; khoản 1 và khoản 3 Điều 41; điểm b khoản 3 Điều 42; khoản 1 Điều 43; khoản 1 Điều 50; khoản 2 Điều 56; khoản 1 Điều 58; điểm e khoản 2 Điều 60; khoản 2 Điều 64; các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 65; khoản 5 Điều 66; khoản 4 Điều 67; khoản 1 Điều 69; khoản 1 Điều 72; khoản 1 và khoản 4 Điều 73; khoản 1 và khoản 2 Điều 75; khoản 2 Điều 79; điểm b khoản 5 Điều 80; điểm c khoản 5 Điều 100; khoản 2 Điều 101; khoản 2 Điều 103; điểm b khoản 2 Điều 129; điểm b khoản 8 Điều 130.
66. Thay thế cụm từ “bên mời thầu” bằng cụm từ “tổ chuyên gia” tại khoản 5 Điều 21; khoản 5 Điều 29; khoản 6 Điều 30; khoản 6 Điều 43; khoản 4 Điều 69; khoản 1 Điều 71; khoản 2 Điều 72; khoản 3 Điều 73; khoản 2 và khoản 3 Điều 74; điểm a khoản 5 Điều 80; các điểm a và b khoản 3 Điều 123; điểm a khoản 1 Điều 129; điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 130;
67. Thay thế cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư” bằng cụm từ “Bộ Tài chính” tại khoản 4 Điều 17; khoản 2 Điều 20; khoản 3 Điều 35; điểm g khoản 1 Điều 89; điểm c khoản 1 Điều 96; khoản 6 Điều 125; khoản 1 Điều 126; điểm d khoản 20, điểm c khoản 22, khoản 23, khoản 28 Điều 131; điểm c khoản 1 Điều 132; khoản 6 và khoản 7 Điều 133; khoản 1 và khoản 3 Điều 135.
68. Thay thế cụm từ “Sở Kế hoạch và Đầu tư” bằng cụm từ “Sở Tài chính” tại điểm a khoản 2 Điều 120; điểm a khoản 2 Điều 126; điểm c khoản 1 Điều 132.
69. Bãi bỏ cụm từ “bên mời thầu” tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm d khoản 3, điểm b và điểm d khoản 4, khoản 9 Điều 3; điểm e khoản 1 Điều 18; điểm d khoản 3 Điều 24; điểm d khoản 6 và khoản 8 Điều 27; khoản 1 Điều 32; điểm a khoản 4 Điều 35; khoản 8 Điều 43; khoản 1 Điều 71; điểm đ khoản 1 Điều 83; các điểm a và b khoản 1 Điều 97; khoản 2 Điều 103; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 123; khoản 21 Điều 131.
70. Thay thế cụm từ “người có thẩm quyền” bằng cụm từ “chủ đầu tư” tại khoản 1 Điều 7; khoản 6 Điều 16; đoạn đầu của Điều 23; khoản 1 Điều 60; các điểm b, c và d khoản 8 Điều 131;
71. Thay thế cụm từ “thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này” bằng cụm từ “thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 18 của Nghị định này” tại điểm b khoản 4, điểm d khoản 5 Điều 24;
72. Bãi bỏ cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư” tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 96.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 12 như sau:
“1. Đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quản lý cấp trên đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, theo danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
b) Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể;
c) Điều kiện đặt hàng khác theo quy định của pháp luật liên quan (nếu có).
2. Đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác, theo danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
b) Nhà cung cấp có cam kết về năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, giải pháp thực hiện, trình độ quản lý và đội ngũ nhân sự để đảm bảo đáp ứng được chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng. Ngoài ra, đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác được đặt hàng trong lĩnh vực thuộc diện Nhà nước cấp phép hoạt động phải đáp ứng thêm điều kiện phải là nhà cung cấp dịch vụ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật ngành, lĩnh vực;
c) Danh mục dịch vụ sự nghiệp công có tính đặc thù do liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan hoặc nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đã được Nhà nước giao quyền sử dụng đất và tài sản trên đất gắn liền với hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc có nhà cung cấp nhận đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đảm bảo đáp ứng được chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng;
d) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
2. Bổ sung Điều 13a vào sau Điều 13 như sau:
“Điều 13a. Quy trình đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
1. Việc đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2. Chuẩn bị phương án đặt hàng:
a) Căn cứ quy mô, tính chất của dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàng, cơ quan đặt hàng lập, phê duyệt phương án đặt hàng bao gồm các nội dung: phạm vi công việc; các yêu cầu về đầu ra của dịch vụ sự nghiệp công; số lượng, khối lượng dịch vụ; chất lượng dịch vụ; thời gian đặt hàng; dự toán kinh phí đặt hàng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ dịch vụ; các yêu cầu cụ thể đối với nhà cung cấp được đặt hàng.
b) Thời gian đặt hàng và dự toán kinh phí đặt hàng xác định trên cơ sở thời gian triển khai và thời gian hoàn thành cung cấp dịch vụ được đặt hàng. Đối với dịch vụ sự nghiệp công có nhu cầu được cung ứng hàng năm thì thời gian đặt hàng dài hơn một năm và do cơ quan đặt hàng quyết định;
c) Nội dung cụ thể của phương án đặt hàng do cơ quan đặt hàng quyết định đảm bảo đáp ứng được chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng.
3. Tổ chức đặt hàng:
a) Xác định nhà cung cấp được đặt hàng
Căn cứ phương án đặt hàng đã được phê duyệt, cơ quan đặt hàng gửi phương án đặt hàng đến nhà cung cấp dự kiến nhận đặt hàng.
Trường hợp đặt hàng nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác, nhà cung cấp gửi văn bản đăng ký nhận đặt hàng kèm theo hồ sơ năng lực của nhà cung cấp. Hồ sơ năng lực của nhà cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể của phương án đặt hàng đã được phê duyệt.
Căn cứ phương án đặt hàng, cơ quan đặt hàng chịu trách nhiệm xác định nhà cung cấp được đặt hàng đáp ứng một số hoặc các tiêu chuẩn gồm năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, giải pháp thực hiện, trình độ quản lý và đội ngũ nhân sự để bảo đảm đáp ứng yêu cầu đặt hàng, đáp ứng chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng.
b) Cơ quan đặt hàng ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hoặc cơ quan đặt hàng phê duyệt quyết định đặt hàng trong trường hợp đặt hàng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan đặt hàng.
4. Quản lý thực hiện quyết định đặt hàng, hợp đồng đặt hàng
Cơ quan đặt hàng chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi, quản lý việc thực hiện quyết định đặt hàng, hợp đồng đặt hàng; công khai thông tin về kết quả thực hiện quyết định đặt hàng, hợp đồng đặt hàng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Nội dung công khai thông tin chủ yếu của hợp đồng đặt hàng, quyết định đặt hàng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bao gồm: tên và mã số thuế của nhà cung cấp; tên dịch vụ sự nghiệp công; đơn giá đặt hàng; số lượng, khối lượng dịch vụ đặt hàng; thời gian triển khai, thời gian hoàn thành; dự toán kinh phí đặt hàng hoặc giá trị hợp đồng.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
Đối với dịch vụ sự nghiệp công đáp ứng điều kiện giao nhiệm vụ, đặt hàng theo quy định tại Nghị định này mà cơ quan đặt hàng quyết định áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật này thì thực hiện theo quy định về trình tự, thủ tục của hình thức tương ứng.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau:
1. Đặt hàng nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
 b) Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có cam kết về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và đội ngũ nhân sự để đảm bảo đáp ứng được chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng. Ngoài ra đối với nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được đặt hàng trong lĩnh vực thuộc diện Nhà nước cấp phép hoạt động phải đáp ứng thêm điều kiện phải là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích có tính đặc thù do liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc hoặc nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan hoặc nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đã được Nhà nước giao quyền sử dụng đất và tài sản trên đất gắn liền với hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc có nhà sản xuất nhận đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đảm bảo đáp ứng được chất lượng, tiến độ và hiệu quả đặt hàng.”
5. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 như sau:
“Điều 18a. Quy trình đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
Quy trình đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo quy định tại Điều 13a Nghị định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích đáp ứng điều kiện đặt hàng theo quy định tại Nghị định này mà cơ quan đặt hàng quyết định áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật này thì thực hiện theo quy định về trình tự, thủ tục của hình thức tương ứng.”
7. Bãi bỏ khoản 9 và khoản 10 Điều 3 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.
8. Bãi bỏ cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư” tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.
9. Bãi bỏ khoản 5 Điều 12 và khoản 6 Điều 17 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng 7 năm 2025.
2. Điều khoản chuyển tiếp:
a) Gói thầu đã phê duyệt và phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì tiếp tục tổ chức lựa chọn danh sách ngắn, lựa chọn nhà thầu, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu số 57/2024/QH15, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, Nghị định số 17/2025/NĐ-CP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
b) Đối với sản phẩm, dịch vụ công đã có Quyết định đặt hàng, ký hợp đồng đặt hàng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước chi thường xuyên (sau đây gọi là Nghị định số 32/2019/NĐ-CP) cho đến khi hoàn thành thanh toán, quyết toán kinh phí đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
c) Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên đã được giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (bao gồm cả bổ sung dự toán năm 2025) nhưng chưa có Quyết định đặt hàng, chưa ký hợp đồng đặt hàng thì cơ quan đặt hàng được quyết định việc tiếp tục áp dụng theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP hoặc quy định tại Nghị định này.
3. Đối với việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu sau khi sát nhập tỉnh, giải thể hoạt động cấp quận, huyện (sau đây gọi tắt là cấp huyện), sắp xếp xã, phường.
a) Đối với tỉnh:
Phương án 1: Nhà thầu đang bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn cấp tỉnh theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi sát nhập thì tiếp tục bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi của tỉnh sau sáp nhập đến khi hết hiệu lực thi hành được ghi trong Quyết định.
Phương án 2: Nhà thầu đang bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn cấp tỉnh theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi sáp nhập thì tiếp tục bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi xã, phường của tỉnh sau sáp nhập mà xã, phường đó có phần diện tích thuộc phạm vi địa giới hành chính của tỉnh trước sáp nhập đến khi hết hiệu lực thi hành được ghi trong Quyết định.
b) Đối với cấp huyện:
Kể từ ngày đơn vị hành chính cấp huyện bị giải thể theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương, nhà thầu đang bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn cấp huyện theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thì nhà thầu tiếp tục bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi địa bàn cấp xã, phường có phần diện tích thuộc phạm vi địa giới hành chính của huyện trước khi giải thể đến khi hết hiệu lực thi hành được ghi trong Quyết định.
c) Đối với cấp xã:
Trường hợp nhà thầu đang bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên địa bàn cấp xã, phường thì sau khi xã, phường đó được sát nhập, nhà thầu tiếp tục bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi địa giới hành chính của xã, phường mới sau sáp nhập đến khi hết hiệu lực thi hành được ghi trong Quyết định.
d) Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, trường hợp nhà thầu được xác định vi phạm hành vi bị cấm khi tham dự thầu tại các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm của cơ quan, đơn vị thuộc đơn vị hành chính trước sắp xếp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, nhà thầu sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi địa giới của đơn vị hành chính sau sắp xếp mà đơn vị hành chính đó có phần diện tích thuộc phạm vi địa giời của đơn vị hành chính trước sắp xếp.
đ) Trường hợp nhà thầu đang bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị trước sắp xếp thì khi cơ quan, đơn vị đó được sắp xếp vào cơ quan, đơn vị mới, nhà thầu tiếp tục bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tại cơ quan, đơn vị mới sau sắp xếp đến khi hết hiệu lực thi hành được ghi trong Quyết định.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2).
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 
 
Documents of the Same Type "Decree"
Code
Publtime
Summary
Publtime:26/08/2021
Decree 80/2021/ND-CP
Decree 80/2021/ND-CP guiding the implementation of the Law on Supporting Small and Medium Enterprises
Publtime:27/02/2024
Form of approval of shopping estimates
Form of approval of shopping estimates
Publtime:25/04/2025
The Decree amended and supplemented a number of articles of the Government's Decree No. 98/2021/ND-CP of November 8, 2021, on the management of medical equipment, amended and supplemented a number of articles under the Government's Decree No. 07/2023/ND-CP of March 3, 2023.
Amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 98/2021/ND-CP of November 8, 2021 of the Government on the management of medical equipment
amended and supplemented with a number of articles under Decree No. 07/2023/ND-CP
March 3, 2023 of the Government
Code:
Publtime:10/04/2019
Decree 32/2019/ND-CP bidding to provide public services
Decree 32/2019/ND-CP of the Government on the regulations on assigning tasks, ordering or bidding for supplying products and public services using the state budget from regular funding sources
Publtime:15/08/2019
Decree 69/2019/ND-CP using public assets to pay to investors to implement the project
Decree 69/2019/ND -CP of the Government on stipulating the use of public assets to pay investors when implementing project construction investment projects in the form of construction and transfer contracts
Documents of the Same Issuing Authority "Ministry of Planning and Investment"
Code
Publtime
Summary
Publtime:17/11/2024
Guarantee of advanced advances for online price offers
The advance advance guarantee for online price offers is specified in Form No. 24, in Form No. 12A - Bidding dossier for online consultancy services, issued together with Circular No. 22/2024/TT -BKHDT.
Publtime:17/11/2024
Advanced money guarantee for the bidding package to borrow medical equipment
Advanced money guarantee for bidding package to borrow medical equipment is specified in Form No. 16, in Form No. 11A - Bidding dossier for bidding package to borrow medical equipment online by a mode of a dossier bag, issued together with Circular No. 22/2024/TT -BKHDT.
Publtime:17/11/2024
Advanced money guarantee for EPC package
The advance money guarantee for the EPC bidding package is specified in Form No. 18, in Form No. 10A - Bidding dossier for designing, supplying goods and construction (EPC) online by the method of one phase a bag of records, issued together with Circular No. 22/2024/TT -BKHĐT.
Publtime:17/11/2024
Advanced money guarantee for PC package
The advance money guarantee for PC bidding package is specified in Form No. 17, in Form No. 9A - Bidding dossier to supply goods and construction (PC) online by the method of one phase of a dossier bag, issued together with Circular No. 22/2024/TT -BKHDT.
Publtime:17/11/2024
Advanced money guarantee for EC bidding package
The advance money guarantee for the EC bidding package is specified in Form No. 16, belonging to Form No. 8A - Bidding dossier for designing and construction (EC) via the network one phase of a bag of records, issued together with Circular No. 22/2024/TT -BKHDT.
You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second